Đặc điểm Đột_biến_trung_tính

Hình 2: Sơ đồ chọn lọc mềm các đột biến trung tính lại trở nên có lợi và tăng tần số trong quần thể.1) Giả sử một quần thể có 6 chuỗi DNA (mỗi chuỗi tượng trưng là một đường thẳng), ở mỗi chuỗi có các đột biến trung tính (tượng trưng là vòng tròn nhỏ).2) Vì môi trường thay đổi, một số đột biến ban đầu nào đó (màu đen) trở thành có lợi (màu đỏ). Các đột biến này tuy cùng loại nhưng lại ở các chuỗi DNA ít nhiều khác nhau.3) Đột biến này là có lợi nên tăng tần số trong quần thể, và các chuỗi DNA mang chúng cũng tăng tần số theo.4) Các đột biến có lợi được lan rộng và cố định trong quần thể cùng với một số đột biến còn lại không bị loại bỏ.
  • Đột biến trung tính hoàn toàn không chịu tác động của chọn lọc tự nhiên, vì nó không biểu hiện hoặc nó không có lợi cũng chẳng gây hại.
  • Do đó, sự lan truyền của đột biến trung tính trong quần thể không phụ thuộc vào chọn lọc tự nhiên, mà được lan truyền cũng như kế thừa qua các thế hệ một cách ngẫu nhiên, nói cách khác là nó lan truyền theo phương thức trôi dạt di truyền (genetic draft). Trong trường hợp này, sự lan truyền của nó được phản ánh qua mô hình của Kimura Motoo, hoặc của Ohta Tomoko cũng như nhiều nhà khoa học khác ở lĩnh vực thuyết trung tính.
  • Theo thời gian, những đột biến trung tính có thể bị loại bỏ hoặc được tích lũy một cách tình cờ, có khi trở nên có lợi cho sinh vật do sự gia tăng tần số đột biến này ở các thế hệ sau của quần thể kết hợp với thay đổi của môi trường (hình 2).[8] Có tác giả gọi phương thức tích luỹ đột biến trung tính này là kiểu "chọn lọc mềm" (soft selective).[9][10]
Hình 3: Saclơ Đacuyn (ảnh chụp năm 1868).